Cấp cứu người bị tai nạn điện

Khi người bị tai nạn điện ở mức độ nguy hiểm thì phải được cấp cứu ngay. Cấp cứu chia làm 2 giai đoạn :

  • Cứu người ra khỏi mạng điện.
  • Sau đó là hô hấp nhân tạo hoặc thổi ngạt.

Cấp cứu người bị tai nạn điện giật rất quan trọng. Nạn nhân có thể sống hay chết là do cấp cứu có được nhanh chóng và đúng phương pháp hay không. Bất kỳ lúc nào cũng phải tiến hành khẩn trương và kiên trì. Bởi vì chỉ trễ một chút có thể dẫn đến hậu quả không cứu chữa được hoặc thiếu kiên trì hô hấp nhân tạo sẽ làm cho người bị nạn không hồi tỉnh được mặc dù mới ở mức độ có thể cứu chữa được.

Cấp cứu người bị tai nạn điện
Cấp cứu người bị tai nạn điện

Cứu người bị tai nạn điện khỏi nguồn điện.

  • Lập tức cắt công tắc ,cầu dao.
  • Nếu không làm như vậy được thì dùng dụng cụ ngắt điện để cắt đứt mạch điện như dùng dao cắt có cán gỗ khô, đứng trên tấm gỗ khô và cắt lần lượt từng dây một.
  • Cũng có thể làm ngắn mạch bằng cách quăng lên trên dây dẫn 1 đoạn kim loại hoặc dây dẫn để làm cháy cầu chì. Khi làm như vậy phải chú ý đề phòng người bị nạn có thể bị ngã hoặc chấn thương.
  • Nếu không thể làm được bằng cách trên thì phải tách người bị nạn ra khỏi thiết bị bằng sức người thật nhanh chóng nhưng dễ nguy hiểm cho người cứu nên đòi hỏi người cứu phải khô ráo và chỉ cầm vào quấn áo khô của người bị nạn mà giật.
  • Đưa ngay người bị nạn ra nơi thoáng khí, đắp quần áo ấm và gọi bác sĩ. Nếu không kịp gọi bác sĩ thì tiến hành hô hấp nhân tạo.

Phương pháp hô hấp nhân tạo cứu người bị tai nạn điện.

  • Hô hấp nhân tạo cần phải được tiến hành ngay khi bác sĩ chưa đến. Nên làm ngay tại chỗ bị nạn, không mang đi xa. Thời gian hô hấp cần phải kiên trì, có trường hợp phải hô hấp đến 24 giờ. Làm hô hấp nhân tạo phải liên tục cho đến khi bác sĩ đến.
  • Mặc dù không còn dấu hiệu của sự sống cũng không được coi là nạn nhân đã chết. Chỉ được xem là chết nếu nạn nhân vỡ sọ hoặc cháy đen. Trước khi hô hấp nhân tạo cần phải cởi và nới quần áo của nạn nhân, cạy miệng ra khi miệng cắn chặt.
  • Có 2 phương pháp hô hấp nhân tạo là hô hấp do 1 người và hô hấp do 2 người.

             1. Phương pháp hô hấp do 1 người.

– Đặt nạn nhân nằm sấp, mặt nghiêng sang 1 bên và kê tay phải gấp lại cho dễ thở, tay trái duỗi thẳng về phía trước. Người cấp cứu quỳ sát đầu gối vào xương hông, để 2 tay lên sườn nạn nhân :

+ Lúc bóp sườn ( án vào phần dưới của lồng ngực 1 cách nhịp nhàng ) phải ngả người về phía trước, đứng lên 1 tí cho có sức đè xuống. Đây là động tác thở ra, miệng đếm 1, 2, 3 và tay vẫn như cũ.

+ Khi làm động tác hít vào, phải từ từ hạ người xuống, thả ra và đếm 4, 5, 6.

– Phương pháp này có ưu điểm :

+ Đờm dải và những chất trong dạ dày không trồi lên họng.

+ Lưỡi không tụt vào họng, do đó không làm cản không khí lướt qua.

>> Xem thêm Sửa chữa điện nước tại TPHCM giá rẻ.

               2. Phương pháp hô hấp do 2 người.

– Nếu có 2 người cấp cứu thì 1 người chính và 1 người phụ :

+ Nạn nhân đặt nằm ngửa, dùng gối hoặc quần áo kê ở lưng, đầu ngửa ra phía sau.

+ Người phụ cầm lưỡi của nạn nhân khẽ kéo ấn xuống dưới cằm.

+ Người chính quỳ phía trước kéo 2 tay nạn nhân giơ lên và đưa về phía trước đếm 1, 2, 3 --> đây là động tác hít vào. Còn động tác thở ra thì từ từ co tay nạn nhân lại cho cùi tay nạn nhân ép vào lồng ngực đồng thời hơi đứng người lên 1 chút cho có sức đè và đếm 4, 5, 6.

– Đặc điểm của phương pháp này là tạo cho nạn nhân thở ra hít vào được nhiều không khí hơn nhưng phải theo dõi cuống họng vì đờm rải và những chất trong dạ dày có thể làm cản trở không khí đi qua.

Chú ý : Cấp cứu phải đúng nhịp thở bình thường tức là với tốc độ 13 – 16 lần trong 1 phút.

 

Người thực hiện: codienlanhth.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *