Tụ điện – Thiết bị cơ bản hệ thống lạnh dân dụng

Tụ điện – Thiết bị cơ bản hệ thống lạnh dân dụng

Nhiệm vụ

Tụ có nhiệm vụ tạo từ trường lệch pha, đồng thời làm tăng mô-men khởi động của động cơ ( tụ khởi động) hoặc làm để làm tăng hiệu suất làm việc của động cơ ( tụ ngâm ).

Phân loại

Gồm có 2 loại : tụ đề và tụ ngậm

Cấu tạo

Tụ đề ( Starting Capacitor )

– Tụ đề có cấu tạo gồm 2 bản kim loại được đặt đối diện nhau và giữa chúng là chất điện môi. Tụ đề thường là tụ hoá có điện dung lớn. Bên ngoài là lớp vỏ bằng nhôm có hình trụ.

– Điện áp tụ từ 250V trở lên và có điện dung từ 75uF trở lên.

– Đặc tính của tụ chỉ tham gia vào mạch khi động cơ máy nén khởi động lúc ban đầu ( trạng thái làm việc ngắn hạn ).

– Tụ đề thường được sử dụng trong tất cả các loại động cơ điện, máy nén như tủ lạnh, tủ mát, và máy lạnh, máy ĐHKK.

Tụ ngâm ( Running Capacitor )

tụ ngâm máy lạnh
Tụ ngâm máy lạnh

– Có cấu tạo giống như tụ đề nhưng chất điện môi thường là dầu. Giữa 2 bản cực có tấm giấy lót được cuộn với nhau, bên ngoài là lớp vỏ bằng nhôm có hình trụ, hình chữ nhật hay hình e-líp.

– Điện áp tụ từ 110V / 220V trở lên và có điện dung từ 70uF trở xuống.

– Đặc tính của tụ là tham gia vào mạch trong suốt thời gian động cơ máy nén hoạt động ( trạng thái làm việc dài hạn ).

– Tụ ngâm thường được sử dụng trong một số loại động cơ, máy nén như máy lạnh, máy ĐHKK. Ngoài ra thường thấy tụ kép ở máy lạnh,máy ĐHKK sử dụng cho động cơ quạt và động cơ máy nén.

Cách phân biệt tụ

Dùng đồng hồ VOM ( x 100 hoặc 1K )  xác định đặc tính nạp xả của tụ. Vặn nút điều chỉnh ở cùng thang đo, nhìn sự dao động của kim đồng hồ.

– Tụ đề : Kim đồng hồ nạp xả chậm.

– Tụ ngậm : Kim đồng hồ nạp xả nhanh.

Kiểm tra tụ

Dùng đồng hồ VOM chỉnh thang đo ở vị trí ( x100 hoặc x1K ). Chấm 2 que đồng hồ vào 2 đầu cực của tụ nếu :

– Kim đồng hồ chỉ số 0, sau đó kim đồng hồ từ từ quay về vô cực --> tụ điện còn tốt.

– Kim đồng hồ chỉ số 0, sau đó kim đồng hồ không quay về vô cực --> tụ điện yếu.

– Kim đồng hồ chỉ số 0, sau đó kim đồng hồ từ từ quay về vị trí nào đó và đứng luôn ở đó --> tụ bị nối tắt.

– Kim đồng hồ chỉ ở vô cực, khi đổi cực tụ kim vẫn ở vị trí cũ --> tụ bị thủng xì, đứt mạch.

– Đo 1 chân tụ với vỏ tụ điện nếu kim đồng hồ lên --> tụ bị chạm vỏ.

Chú ý

– Trước khi đo kiểm tra tụ ta phải xả điện cho tụ ( lấy tô-vít có cán cầm cách điện để vào 2 bản cực của tụ). Và sau đó mới tiến hành đo.

– Khi đo tụ thì lần đo kế tiếp ta phải đổi đầu cực của tụ hoặc đổi đầu que cắm.

 

Trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo hành điện máy Cơ điện lạnh TH

Hotline : 03 2665 2665 – 0775 686 786

Web : codienlanhth.com

You tube : Điện tử điện lạnh Thành Hương

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *